Kính gửi: Quý khách hàng,
Em có thực hiện chủ đề trong phần The big picture | Q3.2024 tiếp theo với các doanh nghiệp: VCB – HPG – VNM – PLX. Khách hàng có thể có góc nhìn tốt hơn về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đại diện mỗi ngành trong nền kinh tế. Em xin gửi nội dung này để Quý Anh/Chị tham khảo ạ!
I. VCB: Ngân hàng thận trọng trong nhóm BIG 4; chất lượng tài sản tốt hàng đầu & vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán.
Cập nhật một số yếu tố vĩ mô trong Q3/2024
Động lực quan trọng trong tăng trưởng GDP đến từ khu vực công nghiệp & xây dựng (+ 9.11% yoy ) trong khi nhóm ngành nông nghiệp có sự tăng trưởng chậm hơn các quý gần đây. Tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ở mức dưới mục tiêu: 4.5% vào cuối Q3 vừa qua.
Hoạt động kinh doanh trong kỳ: Phân khúc khách hàng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp vừa & lớn, FDI..
Dư nợ ở các doanh nghiệp FDI tăng trưởng mạnh mẽ & ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tệp khách hàng của Vietcombank trong 9 tháng đầu năm 2024 ( +46% so với đầu năm 2024 ).
Thị trường bất động sản trầm lắng & Các khoản vay thế chấp duy trì xu hướng giảm. Các sản phẩm thay thế tập trung vào cho vay kinh doanh; các khoản vay được đảm bảo bằng giấy tờ có giá.
Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn ( Casa ) của Vietcombank duy trì ở mức cao: 33% & duy trì vị thế top đầu của ngành ngân hàng.
Chất lượng tài sản của VCB Tỷ lệ nợ xấu của VCB ~ 1.22%, duy trì ở mức cao kể từ Q2/2017. Phân tách phân khúc khách hàng tại Vietcombank, Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng ở phân khúc khách hàng bán lẻ và suy giảm ở nhóm khách hàng doanh nghiệp trong 3 quý vừa qua.
Các mục tiêu về tài chính & hoạt động kinh doanh của VCB đến năm 2030:
1. Tiếp tục định hướng tăng trưởng vốn chủ ~ 20%/năm & tổng tài sản tăng trưởng từ 12 – 15%/năm.
2. Đảm bảo chỉ tiêu về chất lượng tài sản an toàn vốn; tỷ lệ nợ xấu < 1.5%.
3. Tăng trưởng tín dụng ( từ 12 – 15%/ năm ) & tăng trưởng tiền gửi ( từ 9-12%/ năm )
4. Đạt các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Kiểm soát chi phí CIR < 35% ; ROA & ROE trung bình lần lượt đạt: 2% ; 20%/ năm.
II. HPG: Đại diện cho ngành công nghiệp – xây dựng của Việt Nam
1. Diễn biến ngành thép trong 10 tháng năm 2024:
a. Nhu cầu nội địa & xuất khẩu thép trong các quý vừa qua:
Nhu cầu thép trong nước dẫn dắt sự phục hồi của ngành công nghiệp 10 Tháng 2024, trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu chậm lại từ Q2-3/2024 ( 0% ; 6% yoy ) sau thời gian tăng trưởng xuất khẩu mạnh trong năm 2023.
b. Giá nguyên liệu đầu vào của ngành thép: Có sự suy giảm mạnh trong thời gian 9 tháng đầu năm 2024.
2. Hoạt động kinh doanh trong kỳ: Doanh thu & lợi nhuận sau thuế đạt: 105,329 tỷ ; 9,210.79 tỷ lần lượt tăng trưởng ( + 23.28% ; +1,403% ) so với cùng kỳ.
a. Đà phục hồi chủ yếu đến từ sự phục hồi & gia tăng thị phần của thép xây dựng; cải thiện biên lợi nhuận do giá nguyên liệu đầu vào có sự suy giảm hơn giá bán thành phẩm đầu ra.
b. HPG gia tăng thị phần ~ +3.14% thị phần thép xây dựng trong 10 tháng đầu năm 2024. Sản lượng tiêu thụ thép trong tháng 10/2024 của HPG đã phục hồi về mức cao nhất kể từ tháng 03/2022.
Thị phần tại các phân khúc sản phẩm thép của HPG
3. Một số sự thay đổi đáng chú ý:
HPG đã tăng dư nợ mạnh lên mức: ~ 78,700 tỷ để xây dựng nhà máy Dung quất 2. HPG vẫn duy trì tỷ lệ: Nợ vay ( ngắn hạn + dài hạn) / Vốn chủ ~ 0.7 lần, mức đảm bảo an toàn và các biến động ( nếu có ) của thị trường.
Sau khi hoàn thiện khu liên hợp thép Dung Quất 2, HPG sẽ có chuyển dịch đáng kể về cấu trúc sản phẩm: Tỷ trọng HRC của HPG ( ~ 60% công suất sản xuất thép ) sẽ vượt thép xây dựng vào từ năm 2026. Em có kế hoạch bổ sung HPG để phân bổ danh mục trong điều kiện phù hợp thị trường.
III. VNM: Doanh thu & lợi nhuận đạt:15,548.71 tỷ và 2,403.52 tỷ, suy giảm tăng trưởng lần lượt: ( -0.85% ; -3.56% ) so với cùng kỳ. Ngành FMCG có sự phục hồi dần trong Q3/2024 và VNM có thể đã tăng trưởng thấp hơn trung bình ngành do khẩu vị thận trọng hơn trong hoạt động kinh doanh trong các quý vừa qua.
Số dư tiền mặt ròng: +20,149 tỷ ( tăng ~ 3,898 tỷ so với đầu năm 2024 ). Đây là mức tiền mặt ròng cao nhất từ trước đến nay của Vinamilk. Tỷ trọng tiền & tương đương tiền gần 50% tài sản, cao nhất trước đến nay.
Một số điểm nhấn về hoạt động kinh doanh:
i. Giá nguyên liệu sữa đầu vào đang ở mức cao kể từ Tháng 05/ 2022 có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của VNM trong ngắn hạn 1 năm tới. Vinamilk đã tăng cường thu mua để tối ưu chi phí sản xuất trong các quý tiếp theo của doanh nghiệp.
ii. Thị trường nước ngoài: Có sự tăng trưởng tích cực và duy trì tăng trưởng 5 quý liên tiếp ở các thị trường xuất khẩu trực tiếp & các chi nhánh ở Campuchia & Mỹ.
Tiến độ các dự án mở rộng hoạt động kinh doanh của Vinamilk:
· Dự án nhà máy sữa Hưng Yên: Đã có quy hoạch 1/500 & dự kiến sẽ được khởi công vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025.
· Dự án bò thịt với tập đoàn Sojitz & VLC ( VLC nắm giữ: 51% trong cơ cấu sở hữu của dự án) và dự kiến đưa sản phẩm ra thị trường trong Q4/2024.
Em có sự phân bổ VNM cho một tỷ trọng ở mức trung bình cao với mục tiêu để ổn định & cân bằng danh mục trong trung hạn.
IV. PLX: Đại diện cho ngành thiết yếu, phản ánh một phần các ảnh hưởng của vĩ mô bên ngoài.
Biến động giá các cổ phiếu của ngành dầu khí có mức hiệu suất thấp nhất ( -16.18% ) trong các ngành 3 tháng gần đây. Một phần lý do là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn trong ngành dầu khí ( PLX ; BSR; OIL.. ) ảnh hưởng bởi đà biến động cao của giá dầu vừa qua.
PLX có quý lỗ hoạt động kinh doanh trong Q3/2024
Số dư tiền mặt: Đã có sự cải thiện đáng kể sau giai đoạn biến động của ngành bán lẻ xăng dầu kể từ sau năm 2022.
Em cho rằng khi vĩ mô có biến động thì sẽ cần được theo dõi các tác động tiếp theo của sự kiện lên nền kinh tế. Kể từ sau năm 2022, Vị thế của các doanh nghiệp lớn đầu ngành ( PLX ; BSR; … ) đã có sự cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước đây. Em có kế hoạch phân bổ gia tăng PLX nếu các rủi ro được phản ánh cùng với mức định giá hấp dẫn hơn trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Xây dựng Bức tranh lớn của thị trường có thể cung cấp thông tin khách quan từ góc nhìn của các doanh nghiệp có tính ảnh hưởng của mỗi ngành. Khách hàng có thể ra các quyết định tốt hơn trong tổng thể danh mục đầu tư của mình từ các dữ liệu này. Em sẽ cân nhắc bổ sung vào phân bổ các doanh nghiệp này để trở thành phân lớp tăng trưởng nền tảng & thận trọng nhất danh mục trong dài hạn.
Trân trọng!
Lê Tấn Đạt | MBS – 0961.504.434 ( Zalo – Viber )
Tầng trệt, Toà nhà The Prince Residence, 17 – 19 – 21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh